Gợi ý giải Toán khối A tuyển sinh đại học 2011

Gợi ý giải Toán khối B, D, Sử, Sinh, Văn khối C,D
TTO - Mời bạn đọc xem gợi ý giải tất cả các môn thi trong ngày 9-7 tuyển sinh ĐH đợt 2. Ngày mai 10-7, TTO sẽ cập nhật từng phần bài giải các môn Hóa, Địa, Ngoại ngữ ngay sau khi kết thúc buổi thi, mời đón xem.
>> Gợi ý giải môn tiếng Anh khối D
>> Gợi ý giải môn Địa khối C
>> Gợi ý giải môn Hóa khối B
>> Gợi ý giải Toán khối B, D, Sử, Sinh, Văn khối C, D
>> 160 thí sinh bị đình chỉ thi
Thí sinh dự thi vào trường đại học Sư Phạm TP.HCM đang ôn bài trước khi vào phòng thi môn Toán - Ảnh: Như Hùng

Nhận xét đề thi môn Toán khối B và D tuyển sinh đại học 2011, TS. Nguyễn Phú Vinh - Trưởng khoa Khoa học cơ bản trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM cho biết:
Có một khoảng cách xa giữa đề thi Toán tốt nghiệp phổ thông năm nay và đề thi Toán của khối A, B, D năm nay. Một học sinh đạt điểm 10 tốt nghiệp phổ thông nếu không học thêm và tự rèn luyện thì cũng chỉ đạt điểm 4. Điều này có thể gây hụt hẫng của học sinh đạt điểm 10 môn Toán tốt nghiệp phổ thông khi phải đối mặt với đề Toán thi tuyển đại học quá khó như hiện nay. Bộ Giáo Dục có nên thu ngắn khoảng cách này không trong những năm tới?
- Đề Toán khối B năm nay nhìn chung nhẹ hơn đề khối A. Câu khó nhất là câu V cũng nhẹ hơn câu khó nhất của đề A. Tuy nhiên có 2 câu hình học giải tích phẳng lại khó hơn 2 câu hình học giải tích phẳng của đề khối A. Học sinh trung bình khá đạt từ 6 đến 8 điểm. Học sinh giỏi thì có thể đạt từ 9 đến 10 điểm. Tuy thế vẫn ít thí sinh đạt điểm 10. Đề thi có 80%  chương trình của lớp 12 còn lại 20% thuộc lớp 10 và 11.
- Câu V khó nhất là câu tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức đối xứng và biểu thức ràng buộc cũng đối xứng nên học sinh giỏi có thể quen dạng này và có thể đạt điểm tối đa cho câu này.
- Hai câu hình học giải tích phẳng là 2 câu có dạng lạ, học sinh giỏi mới có thể làm đuợc 2 câu này
Về đề Toán khối D, TS Vinh cho biết, nhìn chung đề khối D năm nay nhẹ hơn đề khối D năm vừa rồi và nhẹ hơn cả đề thi khối A và B của năm nay, đây là điều hoàn toàn hợp lý vì thí sinh thi khối D chọn môn Toán chỉ là môn phụ, không phải là môn chính như khối A và B, thế mà có những năm đề Toán khối D lại khó hơn đề Toán khối A là điều không thể chấp nhận được.
Năm nay Bộ đã cho đề Toán khối D phù hợp với năng lực của thí sinh thi khối D. Cũng như cấu trúc của khối A và B, Toán khối D có 80% kiến thức thuộc về lớp 12, còn lại 20% thuộc về lớp 10 và 11. Tuy nhiên cấu trúc đề thi khối D lại khác chút ít so với cấu trúc đề thi khối A và B vì câu VII.b của khối D lại không phải là câu số phức thường là đơn giản chỉ dành cho học sinh trung bình mà là câu khảo sát hàm, tuy vậy học sinh trung bình khá cũng có thể làm câu này một cách dễ dàng. Câu khó nhất của đề thi khối D lại là câu giải hệ phương trình có tham số, dạng này học sinh đỡ sợ và đỡ ngán hơn dạng bất đẳng thức hay tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất như đề khối A và B.
Tóm lại đề thi khối D năm nay là hoàn toàn phù hợp so với thí sinh chọn khối này trước đây 2 năm (đề có thể còn khó hơn khối A). Mong sao Bộ Giáo Dục vẫn cho đề Toán khối D ở mức độ như năm nay là vừa phải. Học sinh trung bình có thể đạt từ 5 đến 6 điểm, học sinh trung bình khá có thể đạt từ 7 đến 8 điểm, học sinh giỏi có thể đạt từ 9 điểm trở lên. 
Nhận xét môn Sinh khối B - mã đề 357- năm 2011, cô Nguyễn Thị Kim Quy, giáo viên trường THPT Trưng Vương - TP.HCM cho rằng đề thi có cấu trúc phân hóa rất rõ, bên cạnh những câu hỏi giáo khoa cơ bản tái hiện (khoảng 10%), tỉ lệ các câu hỏi vận dụng và thông hiểu chiếm đa số.
Các câu hỏi vận dụng rất trọng tâm, quen thuộc nhưng cách đặt vấn đề thông minh đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và có kĩ năng tính toán nhanh mới hoàn thành tốt bài thi.
Điểm phân hóa học sinh giỏi sẽ bắt đầu từ 7, 8 điểm. Học sinh trung bình rất khó đạt điểm 5.
Đề thi năm nay có một số câu hỏi khá hay, cách đặt vấn đề khá mới, tỉ lệ câu hỏi phủ định nhiều hơn năm trước.
Ví dụ câu hỏi quần thể: quần thể thực vật giao phấn, xét lôcut có 2 alen A (cao), a (thấp). Đời P có 25% cây thấp, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, F1 có 16% cây thấp. Tìm cấu trúc của P.
Có 2 tình huống xảy ra ở P:
 + P chưa cân bằng
 + P có tổ hợp gen gây chết
Ví dụ câu hỏi quy luật di truyền: quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen xảy ra hoán vị gen giữa D và d là 18%. Tính theo lí thuyết, cứ 1.000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen D, d là … Nếu học sinh không để ý đến giả thuyết không xảy ra hoán vị gen sẽ chọn nhầm đáp án là 360 (Đáp án đúng là 640).
Đánh giá về đề Văn khối C và D, giáo viên Nguyễn Đức Hùng - Trung tâm Luyện thi đại học Vĩnh Viễn - TP.HCM cho rằng đề khối D khó hơn hẳn đề khối C và điều này là không hợp lý. Nhìn chung đề không khó và cũng không đánh đố, nhưng phải là học sinh vô cùng chuyên cần, không học bỏ chương trình thì mới có thể đạt được điểm 8.
Giữa Khối D và C tạo cảm giác ‘chênh” nhau vì xưa nay thông thường đề C bao giờ cũng khó hơn đề D, nhưng năm nay thì ngược lại. Ông Hùng cũng cho rằng phải chăng, khối C quá ít hồ sơ dự thi nên tạo điều kiện để khối C có cơ hội nhằm cân đối về nhân lực cho xã hội.
Ở khối D, Phần chung, câu 1 khó hơn nhiều so với đề câu 1 khối C, lẽ ra điều này phải ngược lại. Câu 2 khá “duyên dáng” tựa như: đừng làm những gì như mơ ước mà làm những gì mình có thể. Câu  này, thí sinh sẽ thực hiện vừa sức, tuy nhiên thí sinh trung bình sẽ “chới với”.
Phần riêng, câu 3a đề khối D khó hơn câu 3a của khối C, bởi hiểu được phong cách kiểu truyện tâm tình của Thạch Lam quả thật không dễ. Với câu này thí sinh khối D sẽ “rối” vì quá tầm. Câu 3b thuộc chương trình nâng cao, nhưng chỉ cảm nhận 1 đọan thơ nên tương đối phù hợp với thí sinh.
TTO

No comments:

Post a Comment

>> Thông điệp từ admin<<
Cảm nhận của bạn sẽ bị xóa nếu ngôn từ thiếu văn hóa!